Sử dụng xe ô tô có túi khí cần lưu ý điều gì ?
Túi khí là bộ phận tiêu chuẩn trên tất cả ô tô hiện đại. Tính năng này giúp tài xế và hành khách an toàn hơn khi phương tiện gặp va chạm. Tuy nhiên, tốc độ bung của túi khí lên tới 160-320 km/h. Do đó, những người ngồi trên xe hơi cần nắm rõ một số sai lầm để tránh gặp phải rủi ro bởi bộ phận này.
Bỏ qua cài dây an toàn
Ngoài túi khí, dây đai an toàn vẫn là bộ phận chủ chốt để cố định người ngồi. Khi tai nạn ô tô, người không thắt dây đai an toàn sẽ bị đập mặt vào phía trước gây chấn thương. Ngoài ra, họ có thể bị quăng quật sang hai bên, thậm chí văng ra khỏi ô tô.
Một số xe hơi còn hoạt động theo nguyên lý: muốn túi khí bung khi xảy ra va chạm, hành khách phải cài dây an toàn. Do đó, nếu đã di chuyển bằng xe hơi, tất cả mọi người đều phải sử dụng tính năng này.
Lưu ý, hiện nay một số chủ sở hữu đã trang bị chốt dây an toàn giả để tránh việc ô tô réo chuông cảnh báo không cài dây đai. Nhiều chuyên gia ô tô khuyên thói quen này cần phải loại bỏ ngay lập tức.
Để chân lên mặt táp lô
Trên thực tế, một số hành khách ngồi bên ghế phụ thường gác chân lên táp-lô để có tư thế ngồi thoải mái hơn. Tuy nhiên, hành vi này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo thiết kế của hầu hết xe hơi, táp lô bên lái phụ cũng là vị trí lắp đặt túi khí. Do đó, khi xe xảy ra va chạm, bộ phận này sẽ bung ra với lực mạnh, đủ để phá hủy đôi chân của hành khách.
Đặc biệt, nếu gác chân lên mặt táp lô, việc túi khí bung ra có thể khiến đầu gối va mạnh vào phần đầu, có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh.
Trang trí nhiều đồ vật lên táp lô
Như đã đề cập ở trên, mặt táp-lô là nơi lắp đặt túi khí. Vì vậy, việc chủ sở hữu trang trí thêm nhiều vật cứng trên khu vực này cũng có thể gây ra tai họa. Khi bung túi khí, các món đồ trang trí nhiều khả năng sẽ văng mạnh vào người lái và các hành khách trong xe.
Bổ sung khung cản trước
Các kỹ sư ô tô cho biết hệ thống cảm biến giúp phát hiện va chạm và truyền tín hiệu bung túi khí thường nằm ở phía trước xe. Do đó, nếu chủ sở hữu tự ý lắp thêm khung cản trước thì hệ thống kể trên có thể hoạt động không hiệu quả, khiến túi khí không bung để bảo vệ hành khách.
Ngồi sát vô lăng
Ở ghế lái, túi khí luôn đặt dưới vô lăng. Tuy nhiên, một số tài xế lại sở hữu thói quen điều chỉnh ghế ngồi sát vô lăng vì nghĩ sẽ giúp quan sát tốt hơn khi lái. Tuy nhiên, thói quen này cần phải điều chỉnh sớm. Trước hết, nếu ngồi quá gần vô lăng, các bác tài sẽ không đạt tư thế chuẩn khi điều khiển ô tô, gây hiện tượng mỏi lưng, khó có thể lái xe đường dài.
Đáng chú ý, nếu va chạm xảy ra, việc túi khí bung mạnh có thể gây chấn thương vùng mặt và ngực của tài xế. Ngoài ra, ngồi quá gần vô lăng sẽ khiến túi khí không đủ thời gian để nổ hết cỡ và tạo lớp đệm an toàn để bảo vệ tài xế. Do đó, người điều kiển phương tiện cần phải tìm hiều và điều chỉnh ghế ngồi phù hợp với bản thân.
Lắp bọc ghế
Ngoài táp lô, ô tô hiện đại và có giá đắt tiền còn được bổ sung túi khí ở nhiều vị trí khác, trong đó có phần bên trong ghế ngồi. Vì vậy, sử dụng thêm bọc ghế với xe có trang bị túi khí ở vị trí này có thể cản trở việc bung túi khí, gây hại cho người ngồi trong xe.
(Nguồn:baomoi.com)
xe mới về
-
Ford Ranger Wildtrak 2.0L 4x4 AT 2021
709 Triệu
-
Hyundai Creta Đặc biệt 1.5 AT 2022
640 Triệu
-
Mazda 626 2.0 MT 1999
100 Triệu